Thiếu hụt nghiêm trọng tài xế container khiến ùn ứ nông sản tại các tỉnh phía Nam

2024-10-17 06:33:27来源:焦点点击:9623

Tổng cục Đường bộ Việt Nam đề nghị tháo gỡ khó khăn trong vận chuyển nông sản các tỉnh,ếuhụtnghiêmtrọngtàixếcontainerkhiếnùnứnôngsảntạicáctỉnhphí thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Bà Phan Thị Thu Hiền, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục ĐBVN cho biết vừa có văn bản đề nghị Sở GTVT các tỉnh, thành phố: Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, TP.HCM, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Tây Ninh và Bình Phước tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận chuyển, tiêu thụ nông sản do ảnh hưởng của dịch Covid-19 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, các địa phương khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đang vào vụ thu hoạch lúa Hè - Thu. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt tài xế container, xe tải, khiến các địa phương này gặp khó, làm tắc nghẽn lưu thông lúa hàng hóa từ ruộng về nhà máy và từ nhà máy ra các cảng xuất khẩu.

Theo bà Hiền, do nhiều địa phương phía Nam đang áp dụng Chỉ thị số 16 để phòng, chống dịch Covid-19 dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lưu thông hàng hóa nông sản (chủ yếu là thóc, gạo hàng hóa) từ ruộng về nhà máy và từ nhà máy đến các cảng xuất khẩu.

"Một phần nguyên nhân là do thiếu hụt lực lượng lái xe container cho khâu vận chuyển, tiêu thụ", bà Hiền cho hay.

Cũng theo bà Hiền, Tổng cục ĐBVN đã chỉ đạo Sở GTVT các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương lập phương án vận chuyển hàng nông sản từ ruộng về nhà máy và từ nhà máy đến các cảng xuất khẩu.

Trong đó, chỉ đạo các đơn vị vận tải hàng hóa trên địa bàn thống kê, báo cáo số lượng lái xe có giấy phép lái xe container đang làm việc để có thể trưng dụng ngay vào hoạt động vận chuyển hàng hóa nông sản khi cần thiết.

Các đơn vị vận tải, kinh doanh logistics trên địa bàn công khai, minh bạch giá cước vận chuyển container, cũng như có sự điều chỉnh giá cước vận chuyển ở mức hợp lý, tạo điều kiện cho hoạt động lưu thông, tiêu thụ nông sản xuất khẩu thuận lợi hơn trong bối cảnh dịch Covid-19.

"Sở GTVT các tỉnh, thành phố tham mưu cho phép ưu tiên, triển khai ngay và đẩy nhanh việc tiêm vắc - xin ngừa Covid-19 cho các đối tượng là lái xe vận chuyển hàng hóa để đảm bảo an toàn trong lưu thông, tiêu thụ nông sản xuất khẩu không bị gián đoạn", bà Hiền cho hay.

Tại cuộc họp giao ban trực tuyến giữa Bộ GTVT với Sở GTVT 63 tỉnh, thành phố về công tác vận tải hàng hóa gắn với nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 vào ngày 8/9 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể yêu cầu thời gian tới các cơ quan, đơn vị cần tiếp tục quan tâm đặc biệt đảm bảo giao thông thông suốt, nhưng phải thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch Covid-19. Tổng cục Đường bộ thông báo rộng rãi về việc cấp mã QR Code, triển khai phần mềm tự động cấp mã QR Code, khắc phục tình trạng tiêu cực./.

Bộ Công thương đã báo cáo Thủ tướng

Trong văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ gần đây về tháo gỡ khó khăn cho tiêu thụ thóc, gạo hàng hoá trong bối cảnh dịch Covid-19, Bộ Công thương cho hay, vụ Hè - Thu tại các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long dự kiến thu hoạch rộ trong tháng 8 và dứt điểm khoảng vào giữa tháng 9/2021.

Việc áp dụng Chỉ thị 16 tại 19 tỉnh, thành phố phía Nam dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lưu thông lúa hàng hóa từ ruộng về nhà máy và từ nhà máy ra các cảng xuất khẩu.

Đề cập khó khăn trong khâu vận chuyển từ nhà máy chế biến đến các cảng xuất khẩu, Bộ Công thương cho hay, hiện thị trường thiếu hụt nghiêm trọng tài xế xe tải, xe container, tài công ghe, sà lan vận chuyển gạo hàng hóa từ nhà máy chế biến ra cảng. Người lao động làm hàng tại các cảng xuất khẩu cũng bị giảm rất nhiều.

Cũng theo Bộ Công thương, tại một số địa phương, tài công ghe thương lái hoặc tài xế lái máy gặt đập liên hợp được yêu cầu phải có giấy xét nghiệm âm tính với Covid-19. Tuy nhiên, giấy xác nhận này chỉ có hiệu lực trong vòng 72 giờ, không đủ thời gian để vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đi các cảng khu vực TP. HCM. Hàng loạt các phương tiện vận tải biển cũng phải tạm ngưng hoạt động.

"Mặc dù các cơ quan chức năng đã có văn bản chỉ đạo và hướng dẫn đối với các phương tiện chuyên chở hàng hóa liên tỉnh từ đường bộ cho đến thủy nội địa nhưng trên thực tế, các thương nhân phản ánh đường thủy nội địa vẫn chưa được áp dụng, nhất là đối với các phương tiện nhỏ lẻ", Bộ Công thương cho biết.