Chuyện một bến phà “bất đắc dĩ” hoạt động đầy nghĩa tình trong dịch COVID

2024-10-17 02:53:01来源:休闲点击:9

Phà Vàm Xáng nối thị trấn Phong Điền và xã Nhơn Nghĩa là chuyến phà duy nhất ở Cần Thơ hoạt động khi thành phố thực hiện giãn cách suốt hơn 2 tháng qua. Phà qua lại 2 bến để phục vụ công tác phòng chống dịch và hỗ trợ người dân đi mua hàng hóa thiết yếu.

Xã Nhơn Nghĩa,ệnmộtbếnphàbấtđắcdĩhoạtđộngđầynghĩatìnhtrongdị huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ địa thế giống như một “xã cù lao”, lại thuộc diện “3 không”: không cửa hàng bách hóa lớn, không nhà thuốc lớn, không máy ATM. Vì vậy, khi thành phố thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, dừng hoạt động bến khách ngang sông đã gây bất tiện về vấn đề sinh hoạt của người dân cũng như công tác phòng chống dịch.

Từ thực trạng đó, UBND xã Nhơn Nghĩa đã bàn với chủ bến phà Vàm Xáng, để phà hoạt động phục vụ các hành khách: cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng tuyến đầu, đội ngũ y tế huyện Phong Điền đi rà soát kiểm tra dịch tễ trên địa bàn xã Nhơn Nghĩa, thợ sửa chữa điện nước sang làm việc; bà con có nhu cầu thật sự cần thiết và trên hết là hỗ trợ đưa F0, F1 đi điều trị cách ly tập trung.

Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch UBND xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ cho biết: "Đối với xã Nhơn Nghĩa, chúng tôi cũng không có những nhà thuốc lớn, không có cây ATM để người dân rút tiền. Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi đã có trao đổi trực tiếp với chủ bến phà, thống nhất chia thành 3 khung giờ để tạo điều kiện cho bà con tiếp cận được những nhu yếu phẩm".

Để đảm bảo phòng, chống dịch theo chủ trương chung của thành phố, của UBND xã Nhơn Nghĩa, bến phà quy định 3 khung giờ đưa khách sang sông: sáng từ 6h-8h, trưa từ 11h-13h, chiều từ 16h-18h; trừ trường hợp cấp bách cấp cứu, chở F0, F1 là không kể ngày đêm. Nhân viên và khách qua lại phà đều phải thực hiện nghiêm khuyến cáo 5K, đậu xe theo ô khung đã kẻ sẵn khi đợi phà hoặc khi xe lên phà.

Đồng thời, ở mỗi bến đều có loa phát thanh, tuyên truyền các bước thực hiện phòng chống dịch, nhắc nhở mọi người tuân thủ chống dịch thường xuyên. Ngoài ra, nhân viên phục vụ cũng xịt khử khuẩn tay cho từng người trước khi lên phà và xuống phà. Để thu tiền, bến phà còn lắp trạm thu mini hoặc khách tự bỏ vào “vợt lưới” tự chế đảm bảo tránh tiếp xúc trực tiếp.

Chị Nguyễn Phạm Bảo Trân, người dân xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ cho biết: "Có phà nên tôi đi mua nhu yếu phẩm cần thiết, đi rút tiền, bên huyện Phong Điền mới có cây rút. Nhu yếu phẩm cũng vậy, chợ bên xã Nhơn Ái rất ít đồ, đi phà qua chợ lớn mới mua đầy đủ được".

Ông Huỳnh Văn Thôn, tên thường gọi ông Bảy Thôn (62 tuổi), chủ bến phà Vàm Xáng chia sẻ, ngoài phà phục vụ người dân, ông còn sắp xếp riêng phà chuyên hỗ trợ chuyển ca F0, F1 đi điều trị cách ly miễn phí. Trường hợp này, ông sẽ thực hiện hợp đồng với xã từ việc cho nhân viên mặc đồ bảo hộ đầy đủ, an toàn. Liên hệ trao đổi đưa rước hoàn toàn bằng điện thoại. Khi đưa rước sẽ đảm bảo khoảng cách giữa người lái phương tiện và F0, F1.

Bến phà chạy trong thời gian thực hiện giãn cách xã hội, lượng người đi lại rất ít, mỗi ngày phải bù lỗ tiền xăng, tiền nhân công. Nhưng ông Bảy Thôn vẫn vui vẻ, nỗ lực duy trì suốt hơn 2 tháng qua, trước hết là theo lời đề nghị của chính quyền, sau đó là vì tình làng nghĩa xóm.

"Phà phục vụ đưa bà con qua lại hàng ngày. Tối về kiểm lại những chi phí, trừ tất cả nguồn thu chi, bến phà có ngày lỗ 1 triệu đồng. Những vì san sẻ với cộng đồng, với xã hội, với quê hương xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền thì tôi vẫn làm để cho bà con đi qua lại được dễ dàng", ông Bảy Thôn nói.

Ông Huỳnh Văn Thôn từ nhiều năm qua được biết đến là tấm gương tiêu biểu trong đóng góp xây dựng cầu đường, đảm bảo an sinh xã hội ở huyện Phong Điền, TP Cần Thơ. Trong đại dịch COVID-19, ngoài việc chạy phà miễn phí hỗ trợ tuyến đầu, ông còn hỗ trợ nơi nghỉ ngơi cho gần 100 tình nguyện viên làm nhiệm vụ chống dịch suốt hơn 2 tháng qua. Việc làm của ông đang góp phần cùng thành phố đảm bảo công tác chăm lo người dân, đồng lòng đẩy lùi dịch bệnh trong thời gian sớm nhất./.