Các địa phương cần vào cuộc quyết liệt hơn trong bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ

知识2024-10-17 06:36:5981

Nước sông ô nhiễm tác động xấu đến sản xuất và sinh hoạt

Sông Nhuệ và sông Đáy hiện có nhiệm vụ quan trọng trong tiêu thoát nước lũ và góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở Hà Nội và các tỉnh phía Nam đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên,ácđịaphươngcầnvàocuộcquyếtliệthơntrongbảovệmôitrườnglưuvựcsôngNhuệ trong nhiều năm qua, do hai con sông này bị ô nhiễm nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, sức khỏe của người dân ở các địa phương trong lưu vực.

Theo đánh giá của Ủy ban Bảo vệ Môi trường lưu vực sông (BVMT LVS) Nhuệ - Đáy, thời gian qua, chất lượng nước lưu vực sông (LVS) vẫn chưa được cải thiện rõ rệt.

Tại Hội nghị Tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Đề án tổng thể bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn 2008 – 2020 và định hướng quản lý môi trường lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy giai đoạn tiếp theo, ông Nguyễn Trọng Đông – Chủ tịch Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - Đáy nhận định: “Đánh giá chung, Môi trường nước LVS Nhuệ - Đáy tại các đoạn sông chảy qua khu vực đô thị, khu vực có các hoạt động sản xuất vẫn tiếp tục bị ô nhiễm chất hữu cơ, chất dinh dưỡng và vi sinh. Chất lượng nước sông Nhuệ luôn ở mức thấp, nhiều đoạn sông nước đã bị ô nhiễm nặng, điển hình là đoạn sông Nhuệ qua địa phận thành phố Hà Nội”.

Nguyên nhân của thực trạng này được Ủy ban BVMT LVS Nhuệ - Đáy chỉ ra là do thiếu các giải pháp công trình liên quan thu gom, xử lý nước thải, công nghệ xử lý thải. Một số điểm nóng về ô nhiễm môi trường vẫn còn tồn tại trong nhiều năm qua như khu vực cuối nguồn Sông Nhuệ. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước tại khu vực nội thành và ô nhiễm do nước thải công nghiệp, từ các làng nghề vẫn diễn biến phức tạp. Đáng lưu ý, nước thải sinh hoạt thải ra sông Nhuệ - Đáy chiếm tỷ lệ trên 65% tổng lưu lượng nước thải ra sông Nhuệ - Đáy, phần lớn không được xử lý và thải thẳng ra nguồn tiếp nhận và đi vào sông Nhuệ - Đáy.

Cần sự quyết liệt của địa phương

Theo Bộ TN&MT, công tác BVMT LVS Nhuệ - Đáy còn gặp khó khăn, bất cập. Sự phối hợp giữa các địa phương trong việc giải quyết các vấn đề môi trường liên vùng, liên tỉnh đã được cải thiện nhưng còn chưa thực sự đồng bộ và hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra.

Tình trạng ô nhiễm nước sông cục bộ tại khu vực nội thành, nội thị và làng nghề vẫn diễn biến phức tạp như: Ô nhiễm môi trường nước sông Nhuệ - Đáy liên tỉnh giữa thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Nam và sông Châu Giang sau đó xuống các tỉnh Ninh Bình, Nam Định, gây ảnh hưởng tới sinh hoạt, sản xuất của nhân dân các tỉnh hạ lưu. Các đơn vị sản xuất, kinh doanh hoạt động vi phạm với phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi, nhằm đối phó với các cơ quan chức năng. Kinh phí cho sự nghiệp môi trường tại các địa phương nhìn chung đều thấp, trong khi đó yêu cầu xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật môi trường đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn.

Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT - Võ Tuấn Nhân, cần phải kiểm điểm lại các khu công nghiệp cao, khu chế xuất không có công trình xử lý nước thải tập trung. Phải nhìn nhận rõ yếu kém của toàn hệ thống trong việc thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt. Trong thời gian tới, sẽ đánh giá sức chịu tải của lưu vực sông, làm cơ sở để khống chế xả thải.

Mới đây, trả lời cử tri vấn đề bảo vệ môi trường LVS Nhuệ - Đáy, Bộ TN&MT cho biết, thời gian qua đơn vị này đã triển khai nhiều dự án, công trình hạ tầng, mô hình quản lý, bảo vệ môi trường lưu vực sông đặc thù như: Đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, triển khai Dự án "Điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu về nguồn thải” tại Quyết định số 140/QĐ-TTg ngày 26/1/2018. Đồng thời, chủ trì phối hợp với Bộ KH&ĐT và Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình Mục tiêu quốc gia về khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường 2012 - 2015; Chương trình Mục tiêu xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thuộc đối tượng công ích giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 807/QĐ-TTg, trong đó có Dự án ưu tiên về xử lý nước thải trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy.

Bộ Xây dựng đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy hoạch hệ thống thoát nước và xử lý nước thải khu vực dân cư, khu công nghiệp thuộc lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2030 tại Quyết định số 681 và Quy hoạch quản lý chất thải rắn lưu vực sông Nhuệ - Đáy đến năm 2020 tại Quyết định số 223.

Bên cạnh đó, các tỉnh, thành phố trên lưu vực sông Nhuệ -  Đáy cũng đã và đang triển khai thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường trên lưu vực sông này, tập trung vào vấn đề môi trường nổi cộm như: xử lý nước thải và rác thải sinh hoạt; cải thiện giá thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải, chất thải rắn công nghiệp...Hiện nay, 5/5 địa phương (Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định) đã lập và phê duyệt Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn. 

Bộ TN&MT cho rằng, để bảo vệ môi trường lưu vực sông Nhuệ - Đáy, cần có sự vào cuộc đồng bộ của nhiều Bộ, ngành trong đôn đốc, chỉ đạo, hoàn thiện các thể chế, chính sách, thanh tra, kiểm tra, điều phối; đặc biệt là vai trò của địa phương nơi quản lý các nguồn thải và trách nhiệm của các chủ nguồn thải trên lưu vực.

Thời gian tới, Bộ TN&MT sẽ phối hợp cùng các Bộ, ngành và địa phương liên quan tham mưu Thủ tướng Chính phủ cơ chế mới trong tổ chức, điều phối các hoạt động bảo vệ môi trường của lưu vực, trong đó sẽ xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các Bộ quản lý ngành, các địa phương có nguồn thải chính.

Bộ TN&MT sẽ tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc các địa phương có nguồn thải triển khai việc thu gom xử lý các nguồn thải trên địa bàn đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn trước khi xả ra môi trường; chủ trì, phối hợp với các địa phương trên lưu vực tiến hành quan trắc, đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường đối với các cơ sở hoạt động trong lĩnh vực có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường và xử lý nghiêm theo quy định.

Bộ Xây dựng sẽ chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện quy định về hoạt động thoát nước và xử lý nước thải tại các đô thị, các khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu dân cư nông thôn tập trung; triển khai thực hiện các giải pháp xử lý nước thải phi tập trung; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có biện pháp chặt chẽ kiểm soát nước thải, chất thải trong sản xuất nông nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước trong các kênh, mương tưới tiêu thủy lợi trên lưu vực. Thực hiện việc bổ cập nước thông qua hệ thống thủy lợi đảm bảo duy trì dòng chảy tối thiểu. Kiểm soát chặt chẽ việc thẩm định, cấp phép xả nước thải vào các công trình thủy lợi…

Đối với UBND 5 tỉnh trên lưu vực sông Nhuệ - Đáy, cần quyết liệt, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, xây dựng đưa vào vận hành các công trình xử lý nước thải đô thị, các khu cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn, đảm bảo nước thải phát sinh phải được xử lý đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật, quy chuẩn Việt Nam trước khi thải ra môi trường. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các nguồn thải vào lưu vực sông Nhuệ - Đáy và kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường đặc biệt các hành vi xả thải vượt quy chuẩn kỹ thuật cho phép.

Ngoài ra, đối với các dòng sông, đoạn sông đang bị ô nhiễm trên hệ thống sông Nhuệ, sông Châu Giang, UBND tỉnh Hà Nam và thành phố Hà Nội phối hợp rà soát, điều chỉnh lại kế hoạch lấy nước đổ ải phục vụ sản xuất nông nghiệp; tổ chức quan trắc; rà soát các nguồn xả nước thải trên địa bàn; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra./.

本文地址:http://dalian183.cn/html/782b299183.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

PK.COM.CN[DVD]下载

北京第二届柔力球双拍双球交流赛成功举办

北京喜德道 以武道精神助力孩子的健康成长

第十三届中国杯帆船赛系列活动“环保先行” 中式实体古帆船亮相、海洋图书馆跃于纸上

《成吉思汗3》将星对阵王牌 上演时空大混战

​《叶问4》主题曲MV曝光 李宇春方文山携手《咏春》

Liiink广州三日持续火爆,能量嘶奔的路上数万人随行

2019凯迪拉克青少年高尔夫球巡回赛成都站落幕

友情链接